Countries

26.9%Viet Nam Viet Nam
24.5%United States United States
14.1%Germany Germany
6.5%Israel Israel
6.2%Canada Canada

Visitors

Today: 1
Yesterday: 4
This Week: 5
Last Week: 52
This Month: 196
Last Month: 299
Total: 3789


Thống kê

Các thành viên : 26542
Nội dung : 50
Liên kết web : 6
Số lần xem bài viết : 4960227
JoomlaWatch Stats 1.2.9 by Matej Koval
Những bài viết về cu gáy
Bẫy chim cu gáy PDF. In Email
Viết bởi Administrator   
Thứ hai, 08 Tháng 11 2010 16:10

Khi tiết trời lập xuân nắng ấm là những thợ bẫy chim cu gáy quê tôi chuẩn bị vào mùa. Theo các thợ bẫy chim chuyên nghiệp, trời chuyển sang đông giá thì họ nhà cu sống theo bầy, nhưng đến khi lúa đông xuân đỏ đuôi, chín tới, thì chim tách bầy. Chúng sống có đôi, có bạn, tìm lãnh địa để vun đắp tổ uyên uơng, duy trì nòi giống. Đây là thời điểm thuận lợi cho thợ bẫy chim tác nghiệp.

Bẫy chim cu gáy mang tính chuyên nghiệp ở quê tôi phải kể đến Ông Nguyễn Hữu Kỉnh, ở làng Ngân Hà, ông Nguyễn Bá Môn ở làng Thanh Quýt, ông Trần Kỉnh ở làng Viêm Tây, thuộc huyện Điện Bàn. Riêng ông Nguyễn Hữu Kỉnh thuộc diện gác cu cha truyền con nối. Ông mê bẫy chim đến nỗi 2 giờ sáng là lội bộ từ làng Ngân Hà đến Gò Mùn, huyện Đại Lộc. Đến nơi mà trời vẫn chưa sáng, phải ngồi tựa bờ tre, góc ruộng chờ mặt trời lên để đánh bẫy. Còn ông Nguyễn Văn Củng, ở làng Thanh Quýt nổi tiếng có chim cu gáy hay nhất tỉnh Quảng Nam. Người làng kế lại rằng, thời 9 năm kháng chiến chống Pháp, ông lên Minh Huy, Việt An, huyện Hiệp Đức hành nghề đông y. Do người con trai độc nhất không may lâm trọng bệnh, rồi qua đời. Vì quá thương nhớ con, ông chản nản, bỏ bê chuyện làm ăn, gia cảnh sa sút. Một người bạn đã được ông cưu mang, giúp đỡ, thấy ông suy sụp tinh thần, người bạn rủ ông đi sập chim cu để giải buồn. Sau thời gian, vui với cảnh chim trời cá nước khiến ông đâm ra ghiền và bước vào nghề bẫy chim. Khi “ra riêng”, người bạn tặng cho ông một con chim mồi quí, nó có giọng gáy đủ nước. Nghĩa là tùy vào trạng thái của đối thủ mà gáy lúc khoan, lúc nhặt, lúc hiền, lúc dữ không con chim cu mồi thời bấy giờ sánh kịp. Do giọng gáy độc đáo của nó, có người thợ bẫy chim cu gáy chuyên nghiệp gạ đổi một con trâu cổ ( tức là trâu đực) nhưng người bạn của ông không đồng ý, mà tặng cho ông, để bày tỏ tấm lòng mang ơn, trả nghĩa. Năm 1977, ông giao con chim này cho ông Nguyễn Hữu Lướt, người bẫy chim cu trong làng nuôi dưỡng, chăm sóc khi đó con chim quí này đã hơn 50 tuổi. Nhưng vì “tuổi cao sức yếu” sau thời gian không lâu chim gáy hay nhất Quảng Nam “qua đời”, để lại bao niềm luyến tiếc đối với những người bẫy chim quê nhà.

Bẫy chim cu có hai cách, bẫy dưới đất và bẫy trên không. Bẫy dưới đất là chọn vùng đất thuận lợi như biền bãi, cánh đồng vừa gặt quang. Tiếp đến là đặt bẫy cố định, trong bẫy đặt chim mồi. Chim mồi người đánh bẫy may đôi mắt. Chân chim thì cột dây. Người đánh bẫy ẩn trong lùm cây, bụi rậm ngồi chờ chim trời bay về tìm mồi là giật dây. Lúc này, do mắt không thấy, chim mồi sợ ngã té, hai cánh của nó nhấp liên tục. Chim hoang dã thấy chim lạ nhấp cánh, xừng cườm khiêu khích, chúng không ngần ngại sà vào bẫy giao chiến. Bẫy bật chốt, lưới sập. Lúc này, chú chim tội nghiệp ra sức vùng vẫy nhưng không thể nào thoát được.

Một kiểu bẫy cu gáy mồi đất ở Malaysia, bên trái là con chim gáy ngoài

 

Bẫy trên không, là người bẫy chim chọn một cành cây để treo lồng bẫy. Đối diện với lồng bẫy phải có một nhánh để chim hoang dã đậu. Người đánh bẫy tìm cho mình một điểm phù hợp ngồi hoặc mắc võng nằm ngắm mây trời, sông nước hồi hộp chờ đợi. Thường là chim mồi treo trên cành là nó bắt đầu bủa rao ( tức là gáy rao) gọi đối thủ. Nghe tiếng gáy lạ, chim hoang dã bay về quan sát, thấy chim mồi từ bủa khoan sang bủa nhặt để gây chiến. Người đời thường nói “ghét nhau tiếng gáy”, Quả là không sai! Chim hoang dã thấy chim lạ xâm lăng lãnh địa của mình, thêm vào đó tiếng gáy, tiếng gù nghênh chiến. Thế là cuộc cạnh tranh xảy ra, lưới sập.

Đánh mồi cây của bạn cuccru trên youtube, rất hấp dẫn

Tiếng gáy, tiếng gù của chim cũng nhiều loại. Theo các thợ bẫy sành nghề thì tựu trung 3 giọng gáy cơ bản. Đó là giọng Thổ là giọng gáy trầm ấm, giọng Đồng là giọng gáy vang lên âm thanh lớn và giọng Kim là giọng gáy thanh trong và nhỏ. Ngoài ra còn có giọng gáy đồng pha thổ, kim pha thổ và giọng gáy Thổ-Đồng -Kim hậu 1, hậu 2, hậu 3, hậu 4.  Ví dụ: Giọng gáy đồng hậu 1: Cúc cù cu... cu. Đồng hậu 2 : Cúc cù cu.... cu...cu. Nói nom na mỗi tiếng cu, sau cúc... cù... cu ứng với một hậu. Đó là chưa kể đến chim mồi quí được giới bẫy chim ưa chuộng như” Nhất là mỏ tréo giọng cà, nhì là cổ lãi thứ ba bạch đề” ( Bạch đề là chim gáy có móng màu trắng) hoặc” Cườm cao, giao cánh, mỏ đinh.”

Bẫy chim cu hiện nay không chỉ quanh quẫn trong làng mà đi tận các vùng núi Đại Lộc, Duy Duyên, Quế Sơn, Hiệp Đức... Điều mà mãi đến bây giờ những người bẫy chim ở quê tôi vẫn chưa lý giải được là mang chim mồi đánh bẫy ở các vùng quê thuộc tỉnh ThừaThiên- Huế. Như Nam Đông, Thừa Lưu, Nước Ngọt, Hương Thủy, Hương Điền... hễ chim mồi cất lên là chim trời bay về khá đông. Họ không hiểu là do chất giọng của chim khác vùng hay sao... mà chúng giận nhau sẵn sàng giao chiến !?. Thôi chuyện đó xin nhường lại cho các nhà nghiên cứu. Còn người bẫy chim theo đó mà hưởng thú vui tao nhã.

Bẫy chim, câu cá là thú tiêu khiển giàu tính văn hóa, nhưng không vì thế mà tận diệt các loài chim hoang dã. Để rồi một ngày không xa, cứ mỗi độ xuân đến, thu sang vắng đi tiếng cúc... cù... cu trong trẽo, thân quên vọng từ phía lũy tre đầu làng, là mất đi một nửa hồn quê thơ mộng, yên bình.

 

Hữu Dũng

dienban.gov.vn

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 11 2010 16:36
 
Bẩy cu ở BT PDF. In Email
Viết bởi HUYHQ   
Thứ hai, 20 Tháng 9 2010 02:46

Cầm cái điện thoại gọi cho ông bạn già bàn chuyện đi gác cu, đang nói hăng say thì cô vợ đi ngang qua nghe được. Đợi cho tôi nói chuyện điện thoại xong cô ấy nói” Mưa thế này mà các anh cũng đi gác cu à ?”. Ừ thì lâu quá rồi không đi cho nên tính đi một chuyến, tôi thấy cô vợ nói cái gì đó mà nghe không rõ. Khỉ thật, từ ngày nghiện cái khoản cu cò này thì bên tai cứ văng vẳng tiếng cu kêu, cu kêu cách xa hằng mấy trăm mét cũng nghe được, ấy vậy mà vợ đứng ngay bên cạnh nói mà chẳng nghe thấy gì. Hình như cô ấy nói dở hơi, ấm đầu gì đó. Thôi kệ, vợ nói cái gì cũng được, quân tử như chim cu ta không thèm chấp, miễn cứ được đi gác cu là được. Tôi không tranh luận với vợ mà đi chuẩn bị đồ nghề mai đi gác cu. Nói là chuẩn bị nhưng thực tế tôi chỉ phải chuẩn bị mấy cái lụp và chim mồi còn cái giỏ đựng đồ ăn nước uống… thì tôi biết vợ tôi sẽ chuẩn bị chu đáo. Vừa chuẩn bị đồ nghề cho chồng cô ấy vừa nói: Trời mưa thế này anh không được đi xe máy mà phải lấy Ôtô để đi, khi nào đến nơi nhớ gọi điện vế báo để mẹ con em yên tâm. Tôi ừ và tranh thủ đi ngủ để sáng mai đi sớm:

Địa điểm đánh là căn cứ bốn, nơi này giáp ranh giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận :
Phong cảnh rất thơ mộng và cội đánh rất đẹp

Mùa này hoa bằng lăng rừng nở rất đẹp. Ngồi nghe cu kêu và ngắm hoa rừng nở thì cuộc đời còn gì bằng .

Tôi chọn một cội đẹp là một cây rừng mọc cạnh một hòn đá lớn. Đây là cội độc lập cho nên tôi biết nếu bổi có về thỉ cửa chết nhiều hơn cửa sống vì con bổi đâu đâu có cái quyền lựa chọn thứ hai mà bắt buộc phải nhập tàn.
Tôi trèo lên hòn đá tìm được một kèo rất đẹp ( Kèo cùi chỏ ) sau khi sửa kèo cho ưng ý tôi treo con mồi ( Bình định ) lên. Tiếp đó tôi treo con Cụt cách đó khoảng gần 100 m . Tôi đến một hòn đá cách khoảng 50m gần đó ngồi coi cho đã vì rất rất thoáng.
Tôi vừa ngồi xuống thì hai con mồi của tôi như hiểu ý chủ bắt đầu gáy gọi ( Chiêu ), bọn nó gáy được khoảng vài câu thì tôi thấy một bóng chim từ vườn bắp mới tỉa gần đó bay vút lên. Nhìn thấy bóng chim hai con mồi của tôi lập tức đảo giọng ngay, chúng nó tranh bổi cho nên phóng rước ầm ĩ.
Con bổi đảo một vòng trên không trung rồi đậu vào một cây rừng cách đó khoảng 70m. Con này rất máu, rất hung hăng, nó khi nghiêng ngó cái đầu để xác định tiếng chim lạ, nó tức lắm vì cái cội hằng ngày của nó ở tự nhiên không phải một mà có tới hai kẻ bố láo ở đâu đến, đã vậy mồm miệng lại còn mắng mỏ um sùm để khiêu khích. sau khi xác định vị trí của hai tên lạ mặt nó phóng liên tục ba hơi để thị uy.
Lúc này người tôi nóng hết cả lên, bác nào mà đi gác cu mà được chứng kiến cảnh này thì cũng giống như tôi thôi. Cuộc đời thật là đã, chẳng có cái gì hơn cái ngu này.
Con bổi này gọng sấm thổ, nó phóng vài hơi xong thì chuyển sang thúc và kèm. Hai con mồi của tôi đâu có vừa, con bổi mắng được một câu thì nó cũng mắng lại một câu, thậm chí còn hơn. Sau khi khiêu khích nhau được một lúc, con bổi quyết định chọn con mồi Bình định để thanh lý trước . Nó đáp xuống ngọn cây mà có con Bình định, vừa đặt chân xuống nó lại phóng thêm vài đạc nữa, con Bình định cứ đáp lại đều đều. Con bổi thấy kẻ lạ mặt này không phải tay vừa cho nên nó tuông từ trên xuống để coi mặt mũi cái thằng này thế nào. Cứ nhảy xuống một cành là nó lại phóng một hơi. Khi đến nhánh thế nó xù lông lên ngó ngó vào cái lụp, chỉ đợi có vậy con Bình định đè ngay một hơi. Con bổi phóng vài hơi nữa rồi đi ra đi vô trên nhánh thế . Nhìn cái mặt cũa nó tôi biết nó nóng lắm rồi. Ở cây bên kia con cụt tức lắm, nhìn thấy hai con bên này đấu nó phóng kèm liên tục để tranh bổi, con bổi lại càng tức thêm.
Con bổi gù được một lúc thì quyết định đáp xuống hòn đá dưới gốc cây để nhìn đối mặt đối thủ ở góc khác. Nó cứ đi lòng vòng dưới hòn đá vừa đi vừa gù. Gù được vài hơi thì nó thấy như vậy là không được vì tao là chủ nhà thì tại sao tao lại phải ở dưới. Nghĩ như vậy cho nên nó quyết định bay lên nhánh thế, nó cứ ngưng gù thì con Bình định lại đè một hơi . Con bổi điên tiết lên, nó đi lại gần cái lụp rồi cong đuôi lên...tính nhảy nhưng rồi lại thôi.
Ngồi nhìn cảnh đó cái tim tôi nó đập thình thịch, may mà tôi không bị bệnh tim chứ không thì chắc chết.
Con bổi không gù nữa và chuyển sang bài khác là thúc kèm. Con Bình định là con chim khôn cho nên con bổi chơi bài nào nó chơi lại bài đó, nó chuyển hết bài nọ đến bài kia để đáp trả. Đến lúc này thì con bổi chịu hết nổi nó hùng dũng bước lại gần cái lụp quyết định đánh cho thắng này một phát . Nó cong đuôi lến và quyết định………..nhảy.

Sau khi xem quy, cườm, giò cẳng con bổi sấm thổ tôi ưng ý lắm lắm. Nhẹ nhàng cho nó vào túi rút, tôi ngồi xuống cạnh hòn đá rồi lấy cái bánh mỳ ra cạp cho đỡ đói và cũng là để nghỉ và tự thưởng cho cho mình một chút thời gian tận hưởng hương vị chiến thắng. Đang cạp cái ổ bánh mỳ cứng ngắc thì tự nguyên ở đằng xa vọng lại một tiếng chim son đồng. Không biết có phải không nhỉ ? Hay là cái tai mình có vấn đề, lúc nào cũng văng vẳng tiếng cu kêu. Nghĩ như thế nhưng với cái tật đa nghi của một kẻ gác cu hai tai lúc nào cũng vểnh lên như tai ch...tôi trèo lên hòn đá để nghe cho rõ. Đúng thật rồi, lần này thì không thể lầm được.
Sau khi nuốt vội nuốt vàng cái ổ bánh mỳ vào bụng, uống một hộp sữa Vinamil, tợp vài ngụm nước suối Lavie tôi hạ hai con mồi xuống và hăm hở nhắm hướng con son đồng đi tới.
Xa xa hướng con bổi kêu là một vườn điều của ai còn xót lại. Ngày xưa nơi đây là những cánh rừng bát ngát, sau khi phá sạch rừng vì lòng tham của mình con người thi nhau trồng cây điều. Mấy năm gần đây cây điều không còn giá nữa, người ta lại phá điều chuyển sang trồng cao su vì nó có giá hơn. Người nông dân là thế, họ phát triển kinh tế theo lối tự phát, cứ hết tiêu rồi lại điều, cái vòng luẩn quẩn ấy cứ bám riết lấy cuộc đời của họ mà chẳng biết bao giờ mới thoát ra được.
Khi đến gần vườn điều, tôi thấy một bóng chim bay lên và hạ xuống cuối vườn. A *** đây rồi, có thế chứ, cũng đáng để cho tao lội một quãng đường khá dài.
Sau khi quan sát thế đánh, tôi quyết định đánh ngay cây điều mà con bổi mới bay đi. Tìm mãi mới được một nhánh thế tàm tạm, tôi quyết định lần này chỉ đánh một con cụt vì nó chưa được bắt bổi, tôi sợ nó buồn và cho con Bình định tạm nghỉ.
Sau khi treo con cụt lên và ôm vội con Bình định đi xa một quãng đề nấp. Tôi vừa ngồi xuống thì con cụt như đánh thấy hơi rừng nó phóng luôn hai đạc. Ở xa xa cuối vườn điều con bổi cũng đáp lễ bằng vài đạc phóng . Phóng xong con cụt xoay xoay trong lụp chờ đơi, con bổi cũng im luôn, tôi biết nó chuẩn bị đến. Đúng như dự đoán của tôi, nghe tiếng cánh đập gió theo phản xạ tôi thụp đầu xuống, con bổi bay về đậu ngay cây điều bên cạnh con cụt. Nó vừa đáp xuống cây là con cụt rước ngay, và con bổi cũng gù lại và hai con cứ thế chiến đấu.
Đang lúc cao chào thì thằng Bình định để cạnh tôi nghe thấy chịu không nổi phóng luôn vài đạc. Thôi chết rồi, thế này thì lộ bí mật mất. Tôi vội cúi thấp xuống và đập mấy phát vào cái lụp và trong bụng thầm nguyền rủa cái đồ tham ăn, đã bắt bổi rồi mà lại đòi bắt nữa. Khổ thân tôi, vì đây là con mồi thuộc, đã ra chiến trường và lập công nhiều cho nên nó rất hăng, tôi càng đập cái lụp thì nó càng phóng. Bí quá tôi cầm cái lụp dúi ngay vào bụi cỏ rậm rạp, bị lá cỏ *** ngược ở dưới đáy lụp lên cho nên con Bình định sợ qúa im thin thít. Cũng may mà tôi mặc bộ áo rằn ri tiệt mầu rừng, nấp ở bụi cò khá cao và con bổi đang say mồi cho nên nó không phát hiện ra tôi.

Ở trên cây hai con chim vẫn thi nhau chửi bới. So với con sấm thổ thì con son đồng này không hung hăng bằng và có vẻ cảnh giác hơn. Đấu với nhau được một lúc thì con bổi không đấu nữa mà đứng gườm gườm quan sát đối thủ. Ở bên kia con cụt vẫn sài xễ con bổi. Như tôi đã giới thiệu với các bác rồi đó, cái ưu điểm lớn nhất của con cụt là khả năng đeo bổi như đỉa đói của nó cho nên nó đâu chịu bỏ mà cứ chửi đều đều.
Con bổi thấy con cụt không ngưng thì nó bắt đầi nóng. Nó bay sang cây điều có con cụt đứng và nhảy hết cành nọ đến cành kia.
Tôi đang quan sát trận đấu thì thấy bóng một con chim khác bay về. À thì ra đây là con mái, nó vừa đi ăn ở đâu về. Có thể có cái gì hay hay chuẩn bị diễn ra đây. Thấy con mái về, con son đồng không thèm đấu với con cụt nữa và chuyển sang dí con mái để đánh, nó sợ thằng cụt cuỗm mất con vợ già của nó. Lạ một cái là con mái không bay đi xa mà cứ loanh quanh trên mấy cây điều xung quanh con cụt. Hay là nó lại mê cái thằng cụt ? Thằng cụt của tôi, nếu không kể hai cái bàn chân cụt mgón của nó thì nhìn tổng thể nó cũng đẹp trai ra phết, đã vậy cái miệng lại thêm dẻo nữa chứ. Con son đồng vừa đuổi con vợ vừa chửi lẩm bẩm, cái đồ mê trai, cứ thấy thằng nào khá khá một chút và cái mỏ deo dẻo là mê tít cả lên. Con vợ của nó cũng vào loại có hạng chứ không phải vừa, nó không nói thẳng vào mặt thằng chồng nhưng tropng bụng nó nghĩ cái thằng này dốt, ngu gì không mê ? ở đời này là gái mà không mê trai thì còn mê cái gì ? Con son đồng tuy rất tức cái con vợ nó nhưng nó cũng đủ thông minh đế tính kế khác, nó nghĩ cứ đề con vợ đó ta quay lại đập cho thằng cụt một trận rồi quay lại dậy con vợ cũng chưa muộn. Mà nếu không dậy được thì bỏ quách cái con vợ già này đi để kiếm con vợ khác vừa trẻ vừa đẹp hơn.
Nghĩ như vậy và nó hành động ngay, nó quay lại con cụt và đáp thẳng xuống nhánh thế. Lúc này nó không còn e dè hay cảnh giác gì nữa. Cái ngực nó ưỡn ra, cái cổ phù lên, cái đầu gật gật gù liên tục. Ở trong lụp, thằng cụt bây giờ lại đổi thế , nó chổng cái đít về phía con bổi, cái đầu cúi sát xuống đáy và cái miệng thỉnh thoảng đè lại một câu. Con bổi tức quá, đã mấy mùa bắp rồi, nó tung hoành ngang dọc cả một vùng rộng lớn này, đã đánh nhau với biết bao nhiêu kẻ lạ mặt để giữ con vợ già và cái thung , ấy vậy mà nó chưa gặp một thằng nào láo như cái thằng này. Nó quyết định tuông từ nhánh thế xuống cái cầu tử cong cong để đập cho thằng cụt một phát ............ nó thấy mắt mũi hoa lên và bầu trời tối sầm lại.

Nó giẫy dụa một hồi nhưng không ăn thua gì, nó nhìn ra xa thì thấy một lão mặc bộ quần áo rằn ri, tay cầm cái máy ảnh, mặt mày hớn hở ngật ngưỡng đi ra. Hắn ta dương cái máy ảnh lên chụp toạch toạch vài phát rồi hạ nó xuống và cho nó vào cái túi rút.
Con bổi không hiểu gì hết cả, có lẽ nó chỉ hiểu được cái sự đời này nếu sau này nó thành một con chim mồi.

Lúc này tôi thấy hơi mệt và thấy rằng cũng đã đủ vốn nên tính nghỉ. Móc cái điện thoại cùi bắp gọi cho ông bạn già để khoe hai con bổi, trong lòng nghĩ hôm nay thế nào mình cũng thắng được ông bạn già. Vừa khoe xong thì ở đầu dây bên kia ông bạn trả lời là cũng bắt được hai con và cũng đang định gọi cho tôi rủ đi về tắm rửa cho khỏe rồi nhậu.
Nghe xong mặt tôi dài thượt cả ra, các cụ ngày xưa nói cấm có sai “ Thiên hạ nhân, thiên hạ tài” Không biết bao giờ mình mới thắng được cái ông bạn già này.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 28 Tháng 9 2010 12:13
 
Sưu tầm PDF. In Email
Viết bởi HUYHQ   
Chủ nhật, 12 Tháng 9 2010 12:31
NGẪM RA CHI THÚ....
Trời thanh mây tịnh nắng hanh
Nồm nam hây hẩy cây xanh mơ màng
Rút sào, lồng bủa rảnh rang
Đó đây thúc nhặt thúc khoan liệng về
Chung cây, xuống sát, lên kề
Vô ra qua lại xàng xê, xê xàng
Thế nằm đấu mỏ phùng mang
Đầu thòng đuôi chổng chân dang cánh xòe
Miên man là khúc gùn ghè
Lèo, lòn, thúc, dặm, chần, đè, dụ nhau
Trong gù, ngoài thúc hăng say
Thổ ra đủ nước, đồng quay mòng mòng
Sẵn đà trên thế thượng phong
Thóng vô một cái lồng long, lưới rời
Hít hà....chết ...chết cu ơi
Ngẫm ra chi thú bằng chơi cu lồng
Huỳnh Văn Cát
( Giáo viên trường THCS Mỹ Hòa - Đại Lộc - Quảng Nam)
Chú thích:
Lèo: gù lèo
Lòn: Chiêu một tiếng sau khi đã gù nhiều mà con cu ngoài vẫn không chịu nhảy vào bẫy
Dặm: gù dặm một vài tiếng
Chần: Gù chần đầu sau khi đối phương gù xong
Đè: gù chồng lên tiếng gù của đối phương
Dụ: tìm cách rất nhẹ nhàng để chim ngoài nhảy sau khi đã trổ hết nước khiêu khích
Đó là những nước mà con chim lồng đã trổ nhằm mục đích đưa đối phương vào mê hồn trận
Thóng: nhảy vào (từ địa phương)
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 9 2010 19:28
 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 4 trong tổng số 12

Slider Gallery

Loading image. Please wait
Chim bo va chim con
Chim bo va chim con
Chim me va chim con
Chuong cu gay nuoi de
chim con 1 tuan tuoi
cu dang gay
mot cach nhin tong quat (anh tu google)